

* Phanh ABS là gì? :
ABS là viết tắt của chữ: Anti-lock Brake System. Nghĩa nôm na là ” Hệ thống chống khóa bánh khi phanh “.
Như anh em cũng biết là khi gặp trường hợp khẩn cấp khi đang chạy xe thì phản ứng đầu tiên của chúng ta là bóp phanh. Nếu như bóp phanh quá cứng thì bánh xe sẽ bị khóa và trượt dài trên mặt đường, mất ma sát, rất nguy hiểm.
Từ đó, hệ thống ABS được ra đời. Ban đầu nó được phát triển trên xe hơi, nhưng càng về sau nhu cầu sử dụng trên xe máy càng cao nên đã được áp dụng trên xe máy. Đến nay đó được xem như một trang bị tiêu chuẩn trên những chiếc xe hiện nay.
* Cấu tạo:
- Bộ đo vòng quay của bánh xe hiện tại: bộ phận này có tác dụng đo số vòng quay của bánh xe trong thời điểm hiện tại.

- Bơm thủy lực: để điều chỉnh tác động của má phanh vào đĩa phanh.
- Bộ xử lý trung tâm: có nhiệm vụ xử lý những tín hiệu đầu vào và đưa ra phán đoán xử lý cho bộ bơm thủy lực, điều chỉnh độ siết của má phanh vào đĩa phanh. Giúp bạn phanh xe với quãng đường ngắn nhất và an toàn nhất.
* Nguyên lý hoạt động:

Mình xin chia quá trình phanh ABS hoạt động thành 3 giai đoạn: Khi bạn phanh xe đột ngột với độ siết thắng quá cao thì:
- Lúc này bộ đếm số vòng quay được lắp đặt ở bánh xe sẽ truyền tín hiệu về bộ xử lý trung tâm.
- Bộ xử lý trung tâm sẽ phân tích dữ liệu đầu vào bao gồm: vận tốc hiện tại của xe và tốc độ quay của bánh xe. Khi vận tốc hiện tại của xe lớn hơn tốc độ quay của bánh xe hiện tại thì có nghĩa xe bạn đang có dấu hiệu sẽ trượt trên mặt đường. Khi đó bộ xử lý sẽ đưa ra cách xử lý là truyền tín hiệu đến bộ bơm thủy lực được lắp ở phanh xe.
- Bộ bơm thủy lực lúc này sẽ thực hiện thao tác ngắt-mở liên tục áp lực dầu thắng vào má phanh, với tốc độ từ vài chục đến vài trăm lần trong 1 giây. Giúp má phanh rời khỏi đĩa phanh trong thời gian cực ngắn rồi lại tiếp tục áp sát vào đĩa phanh. Đến khi bánh xe hết trượt thì hệ thống sẽ tự động dừng hoặc tiếp tục hoạt động nếu như lại xuất hiện tình trạng trượt bánh.
Kết quả: Đĩa phanh được trả lại độ trượt thì bánh xe sẽ được tiếp tục lăn, nhưng lăn trong tầm kiểm soát, làm sao để phanh không bị trượt bánh nhưng vẫn phải đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất có thể. Trả lại độ lăn cho bánh xe dẫn đến có lại lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Lực phanh sẽ lại được áp xuống mặt đường chứ không phải trượt trên mặt đường nữa.
Hệ thống sẽ tự động tính toán độ nhanh của bộ bơm thủy lực, thực hiện ngắt- với tốc độ khác nhau tùy từng dải tốc độ và độ trượt của bánh xe hiện tại.
Nói thì dài vậy nhưng thực tế quá trình này diễn ra rất nhanh, chỉ trong vài mili-giây là hệ thống đã đưa ra phán đoán và phát huy tác dụng chống bó cứng phanh của mình.

Để lại một phản hồi